Thiết bị áp lực là những thiết bị hoặc hệ thống làm việc với chất khí, chất lỏng mang áp suất cao hơn so với áp suất của khí quyển. Đã có nhiều sự cố nghiêm trọng xảy ra khi các thiết bị này được vận hành không đúng cách. Do đó, để giảm thiểu tối đa rủi ro, việc được đào tạo chứng chỉ vận hành theo đúng quy định là rất quan trọng. Hãy cùng Giải pháp chọn trường tìm hiểu các thông tin cần thiết về khóa đào tạo lấy chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực thông qua bài viết dưới đây.
Thiết bị áp lực là gì?
Thiết bị áp lực theo như quy định về an toàn, thì đây là những thiết bị có áp suất cao hơn 0,7kg/cm² với tích số áp suất và thể tích tối thiểu của thiết bị là 200mkg/cm² x lít. Thiết bị áp lực thường chia thành hai loại là thiết bị đốt nóng như: nồi hơi, lò hơi,… Loại còn lại là thiết bị không đốt nóng như: bình chứa không khí nén, ống dẫn môi chất có áp suất, thùng chứa, các chai chứa khí,…
Tìm hiểu ngay: Chứng chỉ kinh doanh xăng dầu và khí đốt – Thông tin mới nhất 2023, TẠI ĐÂY
Tại sao cần có chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực?
Trong quá trình làm việc, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi các sự cố bất ngờ về máy móc, thiết bị. Đối với thiết bị áp lực, mức độ nguy hiểm mà các loại máy móc này gây ra vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Chính vì thế, bạn cần tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực theo đúng quy định của luật lao động thì mới được phép đảm nhận vị trí công việc vận hành máy áp lực được, để tránh gây nguy hại cho bản thân, doanh nghiệp và những người xung quanh.
Mục tiêu của khóa đào tạo
Đối với khóa đào tạo cấp chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực, các trung tâm, cơ sở đào tạo đều triển khai và đáp ứng đầy đủ 6 mục tiêu sau đây:
- Bảo đảm học viên có được các kiến thức cơ bản về lý thuyết của các thiết bị áp lực.
- Nắm rõ được các cấu tạo, tính năng của những thiết bị chịu áp lực.
- Có được kiến thức về kỹ năng tổ chức, quản lý, vận hành và bảo dưỡng những thiết bị chịu áp lực.
- Vận hành thành thạo, an toàn và đúng kỹ thuật với các thiết bị áp lực.
- Sử dụng những thiết bị chịu áp lực có hiệu quả, tăng năng suất của thiết bị.
- Biết cách bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị áp lực định kỳ.
Đối tượng tham gia khóa đào tạo chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực
Về điều kiện đăng ký khóa học lấy chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực, học viên chỉ cần là công dân Việt Nam với độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ sức khỏe và nhận thức để có thể hoàn thành được khóa học cũng như đảm nhận được các vị trí công việc sau này. Bên cạnh đó, học viên có thể là những cá nhân đã có kinh nghiệm và cần chứng chỉ để bổ sung vào hồ sơ xin việc. Ngoài ra, các công ty, đơn vị cần bổ sung kiến thức cũng như cấp chứng chỉ cho cán bộ công nhân viên cũng có thể đăng ký lớp học riêng cho nhân viên của mình.
Xem thêm: Thông tin chứng chỉ tư vấn giám sát (thi công) hạng 1, 2 và 3
Chương trình đào tạo
Một chương trình đào tạo đầy đủ và chi tiết dành cho học viên muốn lấy chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực thường sẽ bao gồm 5 phần nội dung chính:
Quy định về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh trong lao động là kiến thức cơ bản, đầu tiên mà người học cần phải nắm được trước khi đi vào học các kiến thức chuyên sâu. Trong chương này, học viên sẽ được học về mục đích, ý nghĩa đối với việc an toàn vệ sinh lao động. Hiểu được quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động đối với việc chấp hành những quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, học viên còn được học về các kiến thức an toàn vệ sinh lao động như: các yếu tố độc hại, nguyên nhân dẫn đến các tai nạn trong lao động nhằm hạn chế được rủi ro làm việc. Cách sử dụng các thiết bị bảo quản, bảo hộ trong lao động cùng những giải pháp cải thiện điều kiện đối với người lao động cũng sẽ được phổ biến trong phần nội dung này.
Tổng quan về thiết bị áp lực
Trong phần nội dung này, học viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản liên quan đến cấu tạo, chức năng, các thông số kỹ thuật của các thiết bị áp lực về: nhiệt độ, áp suất thiết kế, dung tích, môi chất,… và hiểu được đặc điểm của những thiết bị phụ khác như: áp kế, rơ le áp suất, van an toàn, mức lỏng kế, van khóa, van xả,… Từ đó, học viên có thể nhận biết được những đặc tính gây cháy nổ để tránh gây nguy hiểm khi làm việc.
Những rủi ro có thể xảy ra khi làm việc với các thiết bị áp lực
Trong chương trình đào tạo lấy chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực, học viên sẽ được học về những mối nguy hiểm thường gặp trong quá trình vận hành những thiết bị áp lực. Các nguyên nhân này thường tiềm ẩn bên trong quá trình làm việc nên khi tai nạn xảy ra rồi thì nhân viên mới phát hiện. Vì thế, học viên tham gia khóa đào tạo sẽ biết được các nguyên nhân chủ yếu gây ra rùi ro cũng như học được cách khắc phục, hạn chế được các vấn đề đó.
Bảo dưỡng thiết bị áp lực
Bên cạnh việc vận hành các thiết bị đúng theo quy trình, vấn đề bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng khi sử dụng máy áp lực. Học viên sẽ được hướng dẫn cách tự kiểm tra máy móc cơ bản, đơn giản và cách bảo dưỡng thiết bị áp lực sao cho tốt nhất, phù hợp nhất với từng dòng.
Thời gian và chi phí khóa đào tạo chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực
Với những học viên chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực vận hành thiết bị áp lực, học phí sẽ rơi vào khoảng 3.000.000VNĐ/học viên (đã gồm phí giảng dạy, phí tài liệu và phí cấp chứng chỉ). Thông thường các học viên sẽ được đào tạo 300 giờ/khóa học.
Còn đối với những học viên đã có kinh nghiệm vận hành thiết bị áp lực trước đó, học phí sẽ là 800.000VNĐ/học viên và chỉ mất vài ngày để thi và nhận chứng chỉ.
Với công ty có nhu cầu tổ chức khóa đào tạo lấy chứng chỉ cho nhân viên, chi phí thường được 2 bên trao đổi và ký kết với nhau trong hợp đồng. Điều kiện để tổ chức lớp học loại này đó là số học viên phải lớn hơn 5, các hồ sơ, hợp đồng và hóa đơn sẽ được cấp đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm: Chứng chỉ Điện công nghiệp – Tổng hợp các thông tin mới nhất 2023, chi tiết: https://giaiphapchontruong.themeweb.vn/chung-chi-dien-cong-nghiep/
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên đã giúp cho bạn đọc nắm được các thông tin hữu ích về khóa đào tạo lấy chứng chỉ vận hành thiết bị áp lực. Hãy theo dõi Giải pháp chọn trường nếu bạn muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé!