Hiện nay, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ kéo theo các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế, các chủ đầu tư luôn cần rất nhiều công nhân thành thạo các loại máy xây dựng để tạo ra những công trình chất lượng, hạn chế các rủi ro khi xây dựng. Đối với người lao động là công nhân, cần có chứng chỉ vận hành các loại máy xây dựng để có nhiều cơ hội việc làm và đảm nhận tốt công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật. Dưới đây là những thông tin mới nhất về chứng chỉ vận hành máy xây dựng, mời bạn cùng theo dõi!
Vận hành máy xây dựng là công việc gì?
Vận hành máy xây dựng là công việc vận hành những thiết bị theo từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất ra các vật liệu xây dựng tại những trạm trộn bê tông, trạm nghiền và một số máy móc phục vụ cho quá trình thi công xây dựng như: vận thăng, máy sàng, băng tải, máy trộn bê tông, máy nghiền.
Việc vận hành máy xây dựng chính là một giải pháp giúp cơ giới hóa và tự động hóa quá trình thi công và xây dựng. Vận hành máy xây dựng tốt giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn được thời gian thi công, đẩy nhanh việc đưa công trình vào sử dụng. Vì các loại máy xây dựng thường có kích thước lớn, công suất lớn nên việc vận hành chúng tốt cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Do đó, người lao động cần đăng ký tham gia khóa học lấy chứng chỉ vận hành máy xây dựng để đảm bảo an toàn cho bạn và công trình được hiện đúng tiến độ.
Xem ngay: Tổng hợp thông tin chứng chỉ vận hành xe lu, xe ủi mới nhất 2023, TẠI ĐÂY
Đối tượng được đăng ký tham gia khóa đào tạo lấy chứng chỉ vận hành máy xây dựng
Để được đăng ký tham gia khóa học lấy chứng chỉ vận hành máy xây dựng, học viên cần là công dân Việt Nam với độ tuổi từ 18 trở lên. Học viên phải có đủ điều kiện về sức khỏe cũng như nhận thức để có thể tham gia khóa học và thực hành các kỹ năng sau này. Những học viên muốn có một công việc với mức lương ổn định hoặc những ai đã đi làm nhưng chưa có chứng chỉ nên cần thi lấy bằng đều có thể đăng ký. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn nâng cao tay nghề cũng như bổ sung kiến thức, bằng cấp cho nhân viên, đều có thể đăng ký mở lớp cho nhân viên của mình.
Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo đối với khóa học lấy chứng chỉ vận hành máy xây dựng thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Học viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng vận hành các loại máy xây dựng và khi kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật. Chứng chỉ này có giá trị vô thời hạn trên phạm vi toàn quốc.
Đừng bỏ lỡ: Chứng chỉ an toàn lao động nhóm 6 mới nhất 2023
Nội dung khóa học cấp chứng chỉ vận hành máy xây dựng
Về kiến thức: Học viên sẽ được học những kiến thức cơ bản về những loại máy xây dựng. Trình bày được những kiến thức về vệ sinh và an toàn lao động. Nắm được quy trình vận hành từng loại máy xây dựng, bên cạnh đó người học sẽ biết được cách sửa chữa, chẩn đoán và bảo dưỡng các máy xây dựng.
Về kỹ năng: Học viên sẽ có thao tác, kỹ năng vận hành máy xây dựng (máy bê tông, máy gia công cốt liệu, máy nâng hạ,…) thành thạo. Biết cách sửa chữa những hư hỏng cơ bản liên quan đến hệ thống làm mát, bôi trơn, nhiên liệu trên máy và đem máy móc đi bảo dưỡng đúng theo định kỳ.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký khóa học lấy chứng chỉ vận hành máy xây dựng
Để chuẩn bị cho hồ sơ đăng ký chứng chỉ vận hành máy xây dựng rất đơn giản, tùy theo trung tâm mà học viên đăng ký, thông thường các giấy tờ cần chuẩn bị như sau: học viên cần in phiếu đăng ký học nghề theo đúng mẫu của nơi đăng ký, 2 ảnh thẻ 3×4 (chụp không quá 6 tháng và ghi rõ họ tên kèm theo ngày tháng năm sinh ở sau ảnh), CMND/CCCD photo (không công chứng), giấy khám sức khỏe và sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.
Cơ hội việc làm với chứng chỉ vận hành máy xây dựng
Khi học viên đã hoàn thành khóa đào tạo và nhận được chứng chỉ vận hành máy xây dựng, học viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn và mức lương sẽ ổn định hơn so với người không có bằng cấp. Sau đây là một số vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhận khi có chứng chỉ:
- Vận hành và quản lý những loại máy trộn bê tông, hệ thống cung cấp nước, hệ thống cung cấp xi măng,…
- Làm việc tại những trung tâm điều khiển vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như cung cấp các nguyên liệu thô.
- Vận hành trung tâm điều khiển các trạm, máy vận thăng.
- Đốc công, tổ trưởng của công trình xây dựng dân dụng, thủy điện, giao thông,…
Quy định về học phí
Về học phí của khóa học lấy chứng chỉ vận hành máy xây dựng, các trung tâm thường chia mức học phí ra thành 3 loại cơ bản để đáp ứng nhu cầu của các học viên. Trong đó, bao gồm học phí với học viên chưa có kinh nghiệm cần học lại từ đầu; học viên đã có kinh nghiệm cần thi lấy bằng và nhóm cuối là học viên thuộc diện lớp học do doanh nghiệp, công ty tổ chức cho nhân viên. Các mức giá được chia như sau:
- Với học viên học lại từ đầu: học phí sẽ là 2.500.000VNĐ/học viên. Mức phí này đã tính phí tài liệu, phí nhận chứng chỉ và phí giảng dạy.
- Với học viên đăng ký thi nhận chứng chỉ: học phí sẽ là 800.000VNĐ/học viên.
- Với công ty, doanh nghiệp muốn tổ chức lớp đào tạo cho nhân viên: học phí sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố cần trao đổi giữa trung tâm giảng dạy và công ty để có được mức giá hợp lý nhất. Điều kiện để mở lớp loại này là học viên phải từ 5 người trở lên, các loại giấy tờ hợp đồng cần minh bạch.
Tìm hiểu thêm: Chi tiết khoá đào tạo chứng chỉ vận hành xe cẩu tự hành
Lời kết
Việc vận hành các loại máy xây dựng là một công việc khá nguy hiểm. Vì thế, những ai làm nghề này hoặc doanh nghiệp thuê người không có bằng cấp để đảm nhận vị trí công việc vận hành máy sẽ bị phạt rất nặng theo quy định của pháp luật. Do đó, người lao động cần chọn một trung tâm, cơ sở uy tín để đăng ký khóa học lấy chứng chỉ vận hành máy xây dựng để trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết và tự tin khi đảm nhận các công việc được giao. Nếu bạn muốn xem thêm thông tin về các chứng chỉ khác, hãy theo dõi Giải pháp chọn trường để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích nhé!