Chứng chỉ vận hành cần trục là một văn bằng quan trọng dành cho người lao động khi đảm nhận vị trí công việc liên quan đến sử dụng cần trục. Vì đây là một loại máy móc có kích thước khá lớn, nếu không có các kỹ năng và kiến thức cần thiết thì việc vận hành chúng sẽ không hiệu quả, thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm. Do đó, có nhiều trung tâm theo quy định của pháp luật đã mở ra các khóa đào tạo lấy chứng chỉ, giúp người học có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết dành cho công việc này. Dưới đây là những thông tin chi tiết về khóa đào tạo, mời các bạn cùng theo dõi.
Cần trục là gì?
Cần trục hay còn gọi là cầu trục, là một loại máy móc có công dụng nâng hạ và được sử dụng với mục đích di chuyển các hàng hóa có trong nhà máy, nhà xưởng là chủ yếu. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là hoạt động trên hệ dầm đỡ và thường được đặt ở phía trên cao của nhà xưởng.
Cấu trúc của cần trục là một kết cấu dạng dầm hộp hoặc dàn ở phía trên có đặt palang (xe con) với cơ cấu nâng. Do đó, dầm có thể chạy được trên đường ray được lắp đặt trên cao dọc theo xưởng, còn đối với palang thì nó có thể chạy theo dầm cầu. Với nhiều loại công dụng khác nhau nên cần trục được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, để vận hành được cần trục hiệu quả và an toàn, người lao động cần tham gia khóa đào tạo lấy chứng chỉ vận hành cần trục để hạn chế các sự cố trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Chứng chỉ kỹ thuật hàn 6G – Chứng chỉ nghiệp vụ tiềm năng 2023, chi tiết: https://giaiphapchontruong.themeweb.vn/chung-chi-ky-thuat-han-6g/
Phân loại cần trục
Vì cần trục có nhiều dạng khác nhau nên nó được phân loại theo 3 kiểu chính đó là theo công dụng của cần trục, theo kết cấu của dầm cần trục và theo cơ cấu dẫn động của cầu trục. Ba hình thức này sẽ gồm các loại cần trục như sau:
- Đối với phân loại cần trục theo công dụng: Loại này sẽ gồm những cần trục với các chức năng nâng, hạ tải, lắp đặt tải, di chuyển tải,…
- Đối với phân loại theo kết cấu của dầm cần trục: Hình thức này sẽ gồm có cần trục dầm đôi (hay còn gọi là cần trục hai dầm) và cần trục dầm đơn (là loại cần trục có một dầm).
Tại sao cần có chứng chỉ vận hành cần trục?
Việc người lao động cần có chứng chỉ vận hành cần trục là do pháp luật quy định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng lẫn những người xung quanh. Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh Xã Hội, người chịu trách nhiệm trong việc quản lý kỹ thuật và vận hành thiết bị nâng hạ cần được huấn luyện cơ bản về các nghiệp vụ mà mình đảm nhận; người lao động cần có những kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, huấn luyện định kỳ hằng năm và đặc biệt cần có chứng chỉ vận hành cần trục an toàn theo quy định.
Vì thế, người chịu trách nhiệm quản lý, vận hành các loại thiết bị nâng hạ nói chung và vận hành cần trục nói riêng cần phải qua một khóa đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ, đạt được chứng chỉ hợp pháp mới được phép sử dụng, vận hành các loại máy móc này.
Đối tượng được đăng ký học chứng chỉ vận hành cần trục
Về đối tượng được đăng ký tham gia khóa đào tạo lấy chứng chỉ vận hành cần trục, chỉ cần là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 15 trở lên, có sức khỏe tốt. Đồng thời cần có trong mình nguyện vọng tham gia khóa học lấy chứng chỉ và đáp ứng các yêu cầu về thời gian, cam kết học phí cũng như những quy định khác của khóa học.
Có thể bạn quan tâm: Chứng chỉ kỹ thuật hàn 3G: Đối tượng, học phí, cơ hội việc làm
Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ vận hành cần trục
Trong quá trình đào tạo, học viên sẽ được học về các kiến thức cũng như thực hành một số kỹ năng liên quan đến vận hành cần trục. Dưới đây là các nội dung có trong chương trình đào tạo chứng chỉ vận hành cần trục:
Về kiến thức
- Biết cách đọc những bản vẽ kỹ thuật đơn giản, hiểu được những tính chất cơ bản của các vật liệu thường được dùng trong ngành máy và tác dụng của những vật liệu đó.
- Nắm vững và trình bày được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của những bộ phận, thiết bị được lắp trên cần trục, hệ thống phần động cơ, phần gầm.
- Vận hành được cần trục thành thạo, biết cách sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị này.
- Nêu được quy trình thi công cẩu lắp, biết cách áp dụng vào thực tế để đạt hiệu suất cao và đảm bảo kỹ thuật an toàn lao động.
Về kỹ năng
- Thực hành đúng quy trình công nghệ, đúng kỹ thuật khi nâng hạ, lắp đặt thiết bị.
- Biết phán đoán, khắc phục hư hại kịp thời đối với máy cần trục.
- Áp dụng tốt các biện pháp thi công vào thực tế.
Hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Chắc chắn với những học viên mới đăng ký khóa học lấy chứng chỉ vận hành cần trục lần đầu sẽ không biết được cần chuẩn bị những gì trong hồ sơ đăng ký. Vì thế, đây là một phần quan trọng mà bạn cần lưu ý lại. Hồ sơ sẽ bao gồm 1 CMND/CCCD photo (không cần công chứng), 4 ảnh 3×4 (với điều kiện ảnh được chụp không quá 6 tháng) và cuối cùng là cần phiếu đăng ký học nghề theo mẫu của trung tâm mà bạn đăng ký.
Mức học phí và thời gian của khóa đào tạo cấp chứng chỉ vận hành cần trục
Đối với học viên chưa có kinh nghiệm vận hành cần trục và cần học từ đầu theo chương trình của khóa học, mức học phí sẽ là 2.500.000VNĐ (gồm phí giảng dạy, phí tài liệu, phí cấp chứng chỉ). Các lớp này thì sẽ được trung tâm mở thường xuyên, hàng tuần với số buổi thường từ 3-5 ngày/tuần. Với những học viên cần đi học, đi làm thì sẽ có các lớp mở vào cuối tuần, tạo điều kiện cho học viên để hoàn thành khóa đào tạo. Số giờ đào tạo là 300 giờ theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với học viên đã có kinh nghiệm vận hành cần trục và cần thi để lấy chứng chỉ vận hành cần trục, mức học phí cho trường hợp này là 800.000VNĐ/học viên. Học viên sẽ được cấp chứng chỉ trong vòng 3 ngày và chứng chỉ có giá trị vô thời hạn trên phạm vi toàn quốc.
Một số lưu ý an toàn khi vận hành cần trục
Trong quá trình vận hành cần trục, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi được các rủi ro xảy ra, vì thế, người học sẽ được đào tạo về các quy tắc an toàn khi tham gia khóa học cấp chứng chỉ vận hành cần trục. Dưới đây là một số quy tắc chính mà bạn cần quan tâm:
- Trong quá trình làm việc, nhân viên cần tập trung, không được tự ý rời đi nơi khác.
- Cần thực hiện thao tác điều khiển một cách cẩn trọng, hiểu rõ thuộc tính của vật nâng và nâng đúng trọng tải được cho phép.
- Không được phép dùng các thiết bị ngừng tự động để tắt máy thay cho công tắc điều khiển.
- Luôn quan sát xung quanh khu vực làm việc và ra tín hiệu khi thấy có người tiến đến trong lúc vận hành cần trục.
- Theo dõi từng quá trình chuyển động của dây cáp, điều chỉnh liên tục để dây không bị tình trạng xoắn hoặc chồng chéo lên nhau.
- Luôn cẩu vật lên theo hướng thẳng đứng, tạo góc vuông với mặt đất.
Đừng bỏ lỡ: Chứng chỉ giám sát an toàn lao động và những điều cần biết 2023
Lời kết
Tóm lại, đã có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố trong xưởng khi sử dụng cần trục. Do đó, người lao động cần phải bổ sung gấp chứng chỉ vận hành cần trục cho hồ sơ của mình bằng cách đăng ký các khóa đào tạo của trung tâm. Chắc chắn, sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể tự tin điều khiển cần trục an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất cho công việc của bạn. Hãy theo dõi Giải pháp chọn trường để xem các thông tin về chứng chỉ khác bạn nhé!