Chọn nghề để gắn bó và đi đến thành công là một trong những nhiệm vụ vô cùng nan giải trong cuộc đời của mỗi người. Ngày nay, sự đa dạng nghề nghiệp, mức lương, quỹ đạo ngành,… là những yếu tố tác động rất lớn đến quyết định chọn ngành chọn nghề, khiến nhiệm vụ này trở thành thách thức lớn đối với nhiều sinh viên và thậm chí là các chuyên gia.
Dưới đây hãy cùng Giải Pháp Chọn Trường tìm hiểu về những xu hướng nghề nghiệp HOT nhất tại thời điểm hiện tại nhé!
Tiêu chí nào quyết định nên xu hướng nghề nghiệp hiện nay?
Khi tìm kiếm một công việc, người ta thường sẽ quan tâm đến các khía cạnh liên quan đến công việc đó, bao gồm phạm vi/đạo đức nghề nghiệp, lương thưởng, môi trường,… Tuy nhiên, yếu tố nào thường sẽ được quan tâm nhất?
Chắc chắn việc tìm kiếm một công việc với mức lương cao vẫn luôn là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đã và đang theo đuổi! Rốt cuộc, có ai lại không thích một công việc với mức lương trên 7 con số cơ chứ?
Việc đòi hỏi một công việc có lương cao không phải là một nhu cầu đơn giản. Bất kỳ một công việc lương cao nào cũng yêu cầu trình độ kiến thức và kinh nghiệm cao, chưa kể đến là áp lực lớn mà không phải ai cũng có thể chịu đựng được.
Nói tóm lại, thang lương sẽ rất quan trọng đối với bất kỳ cá nhân nào khi bắt đầu một công việc mới. Đây là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình tìm việc bởi nó tượng trưng cho tất cả những nỗ lực mà bạn đã, đang và sẽ bỏ ra trong tương lai.
TOP 6 xu hướng nghề nghiệp hot nhất hiện nay
Giám đốc điều hành (CEO)
Lương
Giám đốc điều hành (CEO) là một trong những xu hướng ngành nghề rất hot hiện nay. Đay còn là một trong những công việc có mức lương cao nhất trên thế giới. Một CEO ở Ấn Độ sẽ có mức lương dao động khoảng 2.952.883 Rs và ở Mỹ sẽ rơi vào khoảng $155.291 hàng năm.
Xem thêm: TOP 15 ngành nghề cho người hướng nội HOT nhất hiện nay
Công việc
CEO là chức vụ cao nhất trong bộ máy điều hành của một công ty. Họ sẽ có nhiệm vụ là đưa ra các quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực và giám sát các hoạt động quản lý khác,… Giám đốc điều hành được ví như bộ mặt của doanh nghiệp và được bổ nhiệm bởi hội đồng quản trị cũng như các cổ đông khác của công ty.
Trình độ học vấn
Trình độ bằng cấp tối thiểu của một CEO phải là bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh (BBA). Mặt khác, ở nhiều các công ty và doanh nghiệp khác, một CEO được sẽ được ưu tiên bổ nhiệm khi có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Một CEO cần phải đảm bảo được đào tào một cách chuyên nghiệp về các nghiệp vụ về thuế, kế toán, tài chính, tiếp thị, cấu trúc nhân sự,… thậm chí là luật pháp.
Yêu cầu kỹ năng
Một CEO thì cần phải hội tụ những kĩ năng chuyên nghiệp sau đây để có thể vận hành công ty một cách hiệu quả:
- Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách quyết đoán
- Kỹ năng tổ chức và quản lý
- Kỹ năng đàm phán.
- Kỹ năng quản lý thời gian,…
Có khó để trở thành một CEO?
Thông thường thì các CEO sẽ là các chuyên gia C-suite và để có thể ngồi lên được vị trí đó thì tiêu chuẩn đặt ra là rất cao. Bạn phải có hiểu biết cũng như kiến thức chuyên ngành rộng rãi cùng với nhiều năm kinh nghiệm, bằng cấp phải thật cao thì mới có thể trở thành ứng viên tiềm năng. Đa phần các công ty sẽ ưu tiên các ứng viên cho vị trí CEO nếu họ có bằng cấp cụ thể đối với ngành nghề mà công ty kinh doanh.
Bác sĩ phẫu thuật tổng quát
Lương
Theo nhiều khảo sát cho thất một bác sĩ phẫu thuật tổng quát thường sẽ có mức lương trung bình rất cao và luôn là xu hướng nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ hướng tới. Tại Ấn Độ, mức lương của một bác sĩ phẫu thuật nói chung rơi vào khoảng 1 110 412 Rs/ năm. Ở Mỹ, mức lương này sẽ rơi vào khoảng $292.317/năm.
Xem ngay: 10 bước cực hay để chọn trường đại học phù hợp với bản thân
Công việc
Ngành chăm sóc sức khỏe từ xưa đến nay vẫn luôn là ngành nghề đầy triển vọng trong tương lai và cơ hội việc khá chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do nhu cầu đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ngày càng gia tăng cũng như sự tăng trưởng đầu tư vào ngành này đang trở nên khá phổ biến,…
Nhiệm vụ, trọng trách của một bác sĩ phẫu thuật tổng quát thường đầy rẫy những khó khăn và thử thách nhưng ý nghĩa đằng sau lại vô cùng thiêng liêng và cao quý. Họ thường được ví như những thiên thần, luôn cố gắng giành giật mạng sống con người từ tay thần chết. Các công việc cao quý đó thường sẽ là:
- Khám bệnh, chuẩn bệnh
- Xem xét, nghiên cứu tiền sử bệnh án để tìm ra phương án giải phẫu thích hợp
- Tư vấn phẫu thuật cho người bệnh
- Thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân
- Tuân thủ quy định về đạo đức
- Thiết kế kế hoạch điều trị sau mổ và trước mổ
- Kê đơn thuốc,…
Trình độ học vấn
Các bằng cấp mà một bác sĩ phẫu thuật tổng quát yêu cầu sẽ bao gồm bằng MBBS 5 năm được Hội đồng Y khoa của Ấn Độ (MCI) công nhận và sau đó là bằng MS về Phẫu thuật Tổng quát.
Yêu cầu kỹ năng
Để có thể trở thành một bác sĩ phẫu thuật tổng quát thì ứng viên cần phải có những kỹ năng:
- Kỹ năng chuyên sâu về các vấn đề y tế
- Khả năng giác quan nhạy cảm
- Kỹ năng phối hợp chân tay điêu luyện,…
Kỹ sư phần mềm cao cấp
Lương
Một kỹ sư phần mềm cao cấp thường sẽ kiếm được khoảng 948.989 Rs mỗi năm tại Ấn Độ và hơn $119.126 ở Mỹ. Con số này là một con số đáng ngưỡng mộ trong top các xu hướng ngành nghề thịnh hành nhất hiện nay.
Công việc
Hiện nay, các kỹ sư phần mềm xuất hiện ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau nhờ vào sự gia nhập nhanh chóng của công nghệ trong ngành công nghiệp hiện đại. Các kỹ sư phần mềm có thể tìm thấy cơ hội việc làm ở lĩnh vực bán lẻ, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, CNTT, nghiên cứu và phát triển, bảo hiểm, ngân hàng,…Thậm chí là công việc tại các cơ quan của chính phủ, bộ an ninh, bộ quốc phòng (quân đội, hải quân, không quân),…
Nhiệm vụ trọng yếu của một kỹ sư phần mềm bao gồm việc nghiên cứu, phát triển cũng như thiết kế các phần mềm và hệ điều hành máy tính để phục vu người dùng. Các kỹ sư sẽ phải dựa vào những yêu cầu thực tế của người dùng để thiết kế mã cho phù hợp. Họ cũng có nhiệm vụ đánh giá các hệ thống, phần mềm nhằm tạo ra các điểm mới trong công nghệ.
Xem thêm: Làm thế nào để chọn đúng chuyên ngành đại học? Đâu là định hướng đúng đắn cho sinh viên tương lai?
Trình độ học vấn
B.Tech (Cử nhân Công nghệ) và BE (Cử nhân Kỹ thuật) là 2 loại bằng cấp vô quan trọng trong kỹ thuật phần mềm, giúp bạn trở thành một kỹ sư phần mềm cao cấp. Ngoài ra thì các bạn cũng có thể theo đuổi bằng M.Tech về kỹ thuật phần mềm.
Yêu cầu kỹ năng
Để có thể trở thành một kỹ sư phần mềm cao cấp thì ứng viên cần phải có những kỹ năng:
- Phát triển các phần mềm
- Lập trình máy tính, gỡ lỗi lập trình
- Tư duy logic
- Khả năng giải quyết vấn đề logic
- Kỹ năng teamwork
- Kỹ năng giao tiếp
Ngân hàng đầu tư
Lương
Ngành ngân hàng đầu tư cũng là một ngành nghề triển vọng nằm trong toplist này bởi mức lương vô cùng hào phóng. Rất nhiều nghiên cứu đã thống kê mức lương của một chủ ngân hàng đầu tư ở Ấn Độ trung bình hàng năm lên đến 942.390 Rs và ở Mỹ là $101.465. Đây quả là một con số thể hiện xu hướng ngành nghề rất đáng ngưỡng mộ!
Công việc
Nhiều báo cáo tài chính trên thế giới đã thống kê ngành ngân hàng là một trong những ngành có tốc độ phát triển rất đáng kinh ngạc. Bên cạnh sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của ngành tài chính thì ngân hàng đầu tư đóng vai trò là một định chế tài chính khá quan trọng của nền kinh tế.
Một chủ ngân hàng đầu tư sẽ đảm nhận rất nhiều những trọng trách quan trọng bao gồm chức năng nhà môi giới tài chính, nhà đầu tư và sáng lập thị trường, nhà uỷ thác, nhà tư vấn tài chính,…
Công việc chủ đạo của một nhân viên ngành ngân hàng đầu tư sẽ bao gồm việc thiết lập các mô hình tài chính cho các giao dịch tài chính bao gồm mua, bán, sáp nhập, huy động vốn,…
Trình độ học vấn
Để có thể trở thành một ứng viên sáng giá cho vị trí chủ ngân hàng đầu tư, bạn phải đảm bảo có được những loại bằng cấp chuyên ngành phù hợp, điển hình là bằng B.Com, bằng Cử nhân kinh tế, bằng BBA về tài chính hoặc CFA,…
Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Đức – Có phải là ngành ” Hái ra tiền”?
Yêu cầu kỹ năng
- Kỹ năng quản lý quỹ thời gian
- Kỹ năng teamwork
- Kỹ năng chủ động trong công việc
- Kỹ năng kết nối và kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
- Kỹ năng thiết lập mô hình tài chính
- Kỹ năng chuyên nghiệp về MS Office
- Kỹ năng định lượng và định tính.
Nhà khoa học dữ liệu
Lương
Đừng quá bất ngờ khi nhà khoa học dữ liệu cũng chiếm một vị trí trong danh sách này! Theo nhiều đánh giá toàn cầu thì đây là một trong những ngành đứng đầu xu hướng ngành nghề bởi mức lương cao ngất ngưỡng. Tại Ấn Độ, một nhà khoa học dữ liệu sẽ có mức lương hằng năm trung bình lên đến 822.895 Rs. Tại Mỹ, con số này dao động trong khoảng $96.501.
Công việc
Không có bất kỳ một ngành cụ thể nào dành cho các nhà khoa học dữ liệu hoặc nói cách khác thi họ là những nhà hoạt động đa ngành nghề. Đó có thể là ngành bán lẻ, sắc đẹp, sức khỏe, truyền thông, giải trí, giao thông vận tải, giáo dục,… Các nhà khoa học dữ liệu có thể ở khắp mọi nơi!
Trọng trách của một nhà khoa học dữ liệu là thu thập những thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó phân tích để ứng dụng dữ liệu vào việc phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cũng có thể liên kết với các chuyên gia phân tích dữ liệu khác để cải thiện các chiến lược kinh doanh của công ty một cách hiệu quả
Trình độ học vấn
Bất kì là nhà khoa học ở lĩnh vực nào thì cũng phải đạt yêu đầu về trình độ kiến thức, bao gồm cả nhà khoa học dữ liệu. Những nhân vật này thường phải có kiến thức vô cùng uyên bác về chuyên ngành, chuyên môn để phục vụ công việc.
Yêu cầu kỹ năng
Một nhà khoa học dữ liệu thành công cần phải hội tụ những kỹ năng sau:
- Vốn kiến thức uyên thâm, sâu sắc về chuyên ngành
- Những kiến thức chuyên về thống kê, lập trình, thao tác dữ liệu,…
- Khả phân tích dữ liệu
- Kiến thức sâu sắc về ML (Học máy), về Học sâu và về Dữ liệu lớn
- Kỹ năng giao tiếp doanh nghiệp
- Tư duy logic
Giám đốc hệ thống công nghệ thông tin
Lương
Nhiều thống kê cho thấy ở Ấn Độ, mức lương trung bình hằng năm của một giám đốc hệ thống công nghệ thông tin rơi vào khoảng 809.969 Rs, ở Mỹ là khoảng $87.437 hằng năm. Đây cũng là một trong những ngành nghề triển vọng trong tương lai được rất nhiều người quan tâm ở thời điểm hiện tại.
Công việc
Lĩnh vực về công nghệ thông tin thường sẽ bao gồm các công việc như thiết kế và phát triển phần mềm, quản lý phần mềm, dịch vụ lưu trữ đám mây, tư vấn tin học,..
Các nhà quản lý hoặc giám đốc hệ thống công nghệ thông tin thường sẽ có nhiệm vụ giám sát các quy trình hoạt động liên quan đến thiết bị máy tính của một doanh nghiệp. Họ sẽ phải lập kế hoạch chi tiết, cài đặt cũng như giám sát phần cứng và cả phần mềm để quy trình hoạt động của máy tính trở nên trơn tru và hiệu qua.
Trong nhiều trường hợp, các giám đống hệ thống CNTT cũng phải đảm nhiệm vai trò bảo mật thông tin dữ liệu và triển khai công nghệ mới khi cần thiết.
Xem thêm: Ngành ngôn ngữ Anh là gì? Mức lương và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Trình độ học vấn
Người quản lý, giám đốc hệ thống công nghệ thông tin cần phải có các bằng cấp chuyên môn chuyên nghiệp. Những cấp thường sẽ là bằng cử nhân về CNTT, cử nhân Khoa học máy tính, cử nhân về Kỹ thuật phần mềm, cử nhân về Quản lý hệ thống thông tin,…
Yêu cầu kỹ năng
Một số các kỹ năng cần thiết để trở thành một giám đốc hệ thống công nghệ thông tin là:
- Kỹ năng về kỹ thuật
- Kiến thức uyên thâm về hệ thống máy tính
- Kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng xử lý vấn đề một cách quyết đoán
- Kỹ năng làm việc trong môi trường có nhiều áp lực cao
- Kỹ năng teamwork
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
- Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
- Kỹ năng quản lý quỹ thời gian
- Kỹ năng tổ chức,…
Lời kết
Mặc dù các công việc trên đây là những xu hướng nghề nghiệp triển vọng HOT nhất hiện nay, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm thấy những công việc tốt hơn với mức lương cao hơn nằm ngoài danh sách này. Điều quan trọng không phải là bạn chọn ngành nghề nào mà là liệu ngành nghề đấy có thực sự phù hợp với bạn hay không.
Hãy lựa chọn một công việc với mức lương xứng đáng với công sức của bạn. Bên cạnh đó còn phải giúp bạn phát triển hơn, thậm chí là trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong hành trình chọn ngành, chọn nghề thích hợp. Trân trọng!
Biên dịch từ https://www.upgrad.com/blog/top-highest-paying-jobs-in-the-world/